Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Băn khoăn về vận tải ven biển

7/21/2014 9:50:17 AM

Đầu tháng 7-2014, Bộ Giao thông vận tải công bố thí điểm tuyến vận tải ven biển lộ trình từ Quảng Ninh đến Quảng Bình với hy vọng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn trong giao thông đường bộ hiện nay. Liệu tuyến đường này có thực sự đem lại hiệu quả như các cơ quan chức năng mong muốn?

DN lo ngại tuyến vận tải ven biển với cước phí giảm nhưng sẽ nảy sinh nhiều phụ phí. Ảnh: Danh Lam

Nhiều kỳ vọng

Theo báo cáo đánh giá của đại diện Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh là hơn 600.000 tấn/tháng. Theo đó, nhu cầu sử dụng phương tiện đường bộ (đối với xe ô tô có trọng tải 30 tấn) cần khoảng 20.000 lượt xe. Trong khi với số lượng này nếu sử dụng phương tiện đường thủy (với phương tiện có trọng tải 1.000 tấn) chỉ cần hơn 600 lượt phương tiện.

Đó là chưa nói đến vận tải đường bộ hiện đang bộc lộ khá nhiều bất cập như: Thường trực nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, nhiều quy định, luật lệ về giao thông đường bộ còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất... Chính vì thế, việc mở tuyến vận tải ven biển này, theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, là “rất cần thiết, giúp bổ sung, điều hòa cho các loại hình vận tải khác, giúp DN tiết kiệm được 25-30% cước phí”. Cũng theo ông Liên, Việt Nam là nước có đường bờ biển dài, các “chân hàng” (cảng biển, khu công nghiệp, khu nuôi trồng - chế biến thủy hải sản) đều bám sát biển nên sẽ dễ dàng cho việc vận tải đường thủy hơn.

Về phía DN, ông Nguyễn Thượng Uyển, đại diện Công ty Cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh cho biết, hiện nay, để vận chuyển hàng hóa nội địa, Công ty phải sử dụng vận tải đường bộ với chi phí đắt. Theo tính toán, chi phí đường bộ từ Quảng Ninh đi TP.HCM lên đến khoảng 80 triệu đồng, tương đương với phí vận tải đường biển đi Mỹ. Hơn nữa, vận tải đường bộ đường dài rất dễ nảy sinh nhiều vấn đề về an toàn giao thông, nên nhiều DN rất hy vọng tuyến đường này sẽ đỡ được phần nào gánh nặng về vận tải.

Ông Bùi Danh Liên còn cho rằng, chủ trương phát triển tuyến vận tải ven biển còn tạo cơ hội cho ngành hàng hải trong nước phát triển, tận dụng được một số lượng phương tiện vận tải đường thủy còn dư thừa từ thời chiến tranh để lại. Bên cạnh đó, ông Liên cũng cho biết, tuyến vận tải này mới là thí điểm, từng bước một, Bộ Giao thông vận tải sẽ tận dụng phương tiện đường thủy một cách tối đa để giao thông thông suốt hơn.

Nỗi lo chi phí

Tuyến đường vận tải ven biển được công bố với rất nhiều kỳ vọng như thế, nhưng về phía các DN, hầu hết khi được hỏi đều có chung mối lo lắng về những chi phí phát sinh khi sử dụng vận tải biển như: Chi phí xếp dỡ, chi phí bến bãi, chi phí vận chuyển hàng từ nhà máy ra cảng và ngược lại…

Đại diện một DN chuyên XNK và phân phối dược phẩm cho rằng, sử dụng vận tải đường biển đúng là chi phí có giảm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng điều băn khoăn là các phụ phí và dịch vụ, thủ tục ở cảng biển có giảm hay không? Vận tải đường bộ có cái lợi là chuyển hàng trực tiếp “door to door”, không phải qua khâu lưu kho và trung gian. Với vận tải đường biển, hàng hóa phải qua nhiều chặng, nhiều khâu mới tới được điểm đến. Vì thế, cước vận tải giảm nhưng tổng chi phí có lẽ còn nhiều hơn (?).

Còn theo bà Nguyễn Thanh Thủy, đại diện thương mại Công ty TNHH Coats Phong Phú (Hưng Yên), nhược điểm của vận tải đường biển là mất nhiều thời gian hơn, ngoài ra, DN còn phải mất thêm phụ phí và nhân lực để chuyển hàng từ Hưng Yên về cảng Hải Phòng và ngược lại. Chính vì thế, tuyến vận tải này phù hợp hơn với các DN ở ngay gần cảng.

Cũng nói về những bất lợi của tuyến đường ven biển này, ông Nguyễn Thượng Uyển cho biết, muốn để tuyến vận tải ven biển này thu hút hơn thì các dịch vụ đi kèm cũng cần phải có những điều chỉnh, thay đổi để tránh mất nhiều phụ phí và thời gian của DN. Tuyến đường này chỉ phù hợp với DN có số lượng hàng lớn, vận chuyển đường dài. Cũng đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Danh Liên cho rằng, tuyến vận tải ven biển phù hợp với tùy từng mặt hàng, chủ yếu sẽ là hàng khô, hàng rời và hàng nặng như sắt thép, xi măng…

Chính từ những thắc mắc của các DN nêu trên, Cục Hàng hải Việt Nam đã có công văn số 2705 gửi các cơ quan có liên quan về việc triển khai Quyết định công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình. Theo đó, các cơ quan chịu trách nhiệm về cảng biển, các DN vận tải thủy phải cùng phối hợp thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu đến và rời cảng; làm thủ tục nhanh, bố trí nhân lực 24/7 để đáp ứng nhu cầu hoạt động tại cảng; tránh tăng giá tùy tiện đồng thời tiết giảm tối đa các chi phí liên quan để duy trì và mở rộng tuyến vận tải để cạnh tranh với các hình thức vận tải khác.

Để cụ thể hơn, theo ông Nguyễn Duy Dũng, Giám đốc Cảng vụ Thanh Hóa, tất cả các phụ phí tại cảng đã được quy định rõ ràng, sẽ không có hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Các thủ tục tại cảng cũng đã được tổ chức cho thuận lợi hơn, giảm bớt tiêu cực giúp DN chuyển hàng nhanh chóng. Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cũng cho biết, các thủ tục đã được điều chỉnh giảm bớt và áp dụng như đối với tàu biển nên rút ngắn thời gian làm việc xuống còn 2 giờ. Sắp tới đây, Cục sẽ tổng hợp ý kiến đánh giá từ DN và các bên liên quan để có những điều chỉnh phù hợp hơn nữa cho tuyến vận tải này.

Theo HQonline

TIN LIÊN QUAN
Phó Cục trưởng Bùi Thiên Thu làm việc với các doanh nghiệp về nhu cầu và hoạt động vận chuyển hàng hóa trên tuyến ven biển (8/26/2014 9:56:55 AM)
Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn biển ASEAN (8/22/2014 9:05:18 AM)
Vận tải biển "èo uột", khai thác cảng tăng ngoạn mục (7/2/2014 9:36:33 AM)
Nhập khẩu hàng hóa từ Bỉ tăng mạnh (5/9/2014 9:20:43 AM)
Trao đổi thương mại Việt Nam – Bỉ năm 2013 tăng trưởng (3/7/2014 9:10:59 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Bỉ- thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong khu vực EU (8/29/2013 10:02:01 AM)
Bỉ- thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong khu vực EU (8/15/2013 9:38:23 AM)
Bỉ- thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam tại EU (3/29/2013 9:20:44 AM)
Quan hệ ngoại giao Vương quốc Bỉ và Việt Nam ngày càng phát triển (3/12/2013 10:12:50 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Đội tàu biển VN khó thoát "danh sách đen" (7/21/2014 8:53:28 AM)
Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải (7/18/2014 9:13:16 AM)
Cục trưởng Nguyễn Nhật tham gia đoàn công tác của Bộ GTVT kiểm tra tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (7/18/2014 9:09:05 AM)
Không chỉ coi trọng bằng cấp, phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (7/18/2014 9:01:23 AM)
Bộ GTVT công bố danh mục khảo sát định kỳ các tuyến luồng hàng hải và khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển (7/15/2014 10:24:58 AM)
Đoàn công tác của Cục Hàng hải Việt Nam làm việc với Chi cục Hàng hải VN tại TP. Hồ Chí Minh (7/15/2014 10:23:12 AM)
Vinalines đối mặt với “viễn cảnh” thua lỗ năm thứ 5 liên tiếp (7/14/2014 10:26:28 AM)
Tàu chở 2.000 tấn hàng va bãi đá ngầm (7/14/2014 8:59:34 AM)
Vinalines quyết chào bán cổ phần vào đầu 2015 (7/11/2014 9:42:05 AM)
Đến năm 2030: Bảo đảm năng lực thông qua các cảng biển Vũng Tàu từ 140 đến 275 triệu tấn (7/11/2014 9:33:09 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com