Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nâng “chất” cho hàng dệt may xuất khẩu

8/27/2014 9:44:53 AM

Nhằm giải bài toán giá trị gia tăng cho hàng dệt may xuất khẩu, đồng thời chuẩn bị điều kiện khi các hiệp định thương mại được ký kết, ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực đầu tư phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, tiến dần tới những phương thức sản xuất cao hơn.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm, ngành dệt may xuất khẩu đạt kim ngạch 11,48 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, sau 2 năm bị “chiếm ngôi”, dệt may đã trở lại vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm ngành công nghiệp chế biến.

Tuy nhiên, bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Cho dù có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng của ngành khá khiêm tốn. Nguyên do là ngành phải nhập quá nhiều nguyên phụ liệu cho sản xuất khi chỉ chủ động được 1% nhu cầu bông, 20,2% nhu cầu vải. Riêng với nguyên liệu sợi, ngành dệt may có năng lực sản xuất 6 triệu cọc sợi mỗi năm nhưng do chất lượng không đạt yêu cầu nên chỉ 30% sản lượng sợi được sử dụng cho sản xuất.

Ngành dệt may Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu một cách bị động, sản xuất gia công là chủ yếu, thiếu đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm. Bản thân các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công cũng rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.…

Có thể thấy, ngành dệt may Việt Nam đang tồn tại một khoảng cách lớn giữa giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng. Dưới áp lực của các hiệp định thương mại sắp được ký kết, ngành đang nỗ lực tìm mọi cách phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, thay đổi phương thức sản xuất, đây cũng chính là giải pháp nâng “chất” cho sản phẩm dệt may xuất khẩu .

Theo bà Đặng Phương Dung, ngành sản xuất nguyên phụ liệu dệt may đang hút một lượng vốn đầu tư khổng lồ từ các công ty, tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may thế giới như: Jiangyin Zhenxin (Trung Quốc), Texhong (Hong Kong), Kyung Bang (Hàn Quốc).…

Không kém cạnh về quy mô và tốc độ đầu tư, các doanh nghiệp trong nước cũng đang dốc vốn cho các dự án phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu. Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam từ đầu năm tới nay đã triển khai 32 dự án, bao gồm: 9 dự án sợi, 11 dự án dệt nhuộm, 12 dự án may. Năng lực của tập đoàn theo đó cũng tăng thêm 600 tấn sợi/tháng, 400 tấn vải dệt nhuộm/tháng và 2 triệu sản phẩm may/tháng.

Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may cũng đang nỗ lực đổi mới phương thức sản xuất, hướng dần tới những phương thức sản xuất hiện đại hơn, mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Cho rằng doanh nghiệp trong ngành thuận lợi trong việc chuyển sang các phương thức sản xuất cao hơn, ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định: Trên cơ sở nhiều năm làm hàng gia công, doanh nghiệp đã tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất, quản lý, xây dựng được đội ngũ lao động có chất lượng đáp ứng được đơn hàng khó…, tạo nền tảng tốt cho các doanh nghiệp chuyển sang sản xuất hàng FOB (cung ứng thêm nguyên liệu), ODM (từ thiết kế gốc phát triển thành sản phẩm).

Ông Hoàng Vệ Dũng cũng khuyến cáo: Việc tiến tới các phương thức sản xuất cao hơn nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm Việt Nam sắp ký hàng loạt các hiệp định thương mại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lượng sức và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực. Với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cần lưu ý nghiên cứu thị trường, sản xuất theo nhu cầu./.

Theo VEN

TIN LIÊN QUAN
Hàng dệt may tạm nhập, tái xuất không phải kiểm tra chuyên ngành (8/10/2015 12:31:04 PM)
Năm 2015: Xuất khẩu dệt may sang Mỹ có thể đạt 11 tỷ USD (7/20/2015 2:43:27 PM)
Gap, Inc chi 2 tỷ USD nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam (7/13/2015 9:31:08 AM)
Xuất khẩu dệt may và da giày tăng mạnh (6/23/2015 10:14:41 AM)
Dệt may xuất sang EEU có thể tăng 50% trong năm đầu tiên (6/15/2015 10:13:21 AM)
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày 3 tháng tăng trên 10% kim ngạch (5/11/2015 10:34:19 AM)
Xuất khẩu dệt may gặp khó (4/20/2015 10:40:25 AM)
Điện thoại, dệt may chiếm 24,4% tổng kim ngạch xuất sang Đài Loan (4/7/2015 9:38:32 AM)
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm 2015 (3/26/2015 10:01:50 AM)
Đơn hàng nhiều, xuất khẩu dệt may 2 tháng đạt 3,4 tỷ USD (3/16/2015 10:25:17 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Nửa đầu tháng 8 tiếp tục xuất siêu 17 triệu USD (8/27/2014 9:37:57 AM)
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt 4,95 tỷ USD, tăng 25,4% (8/27/2014 9:36:12 AM)
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 8 tháng đạt 20,2 tỷ USD, tăng gần 11,9% (8/27/2014 9:33:50 AM)
Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt hơn 2 tỷ USD (8/26/2014 9:11:09 AM)
Xuất khẩu nông, thủy sản 8 tháng đạt 20,22 tỷ USD (8/26/2014 9:09:29 AM)
Nông nghiệp xuất siêu gần 6 tỉ USD (8/26/2014 9:07:37 AM)
Đến 15-8: Xuất siêu 1,81 tỷ USD (8/25/2014 9:26:55 AM)
Điện thoại và dệt may tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu (8/25/2014 9:23:46 AM)
Xuất khẩu thủy sản tăng 24,5% (8/23/2014 11:04:42 AM)
Xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường vẫn tăng mạnh (8/23/2014 10:47:59 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com