Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Gap, Inc chi 2 tỷ USD nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam

7/13/2015 9:31:08 AM

Phó chủ tịch cấp cao của Tập đoàn Gap, Inc (Mỹ), ông Bill Chandler vừa có chuyến đi tới Việt Nam làm việc với lãnh đạo Bộ Công thương và một số doanh nghiệp dệt may trong nước nhằm kết nối, mở rộng hợp tác, kinh doanh, phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn này trong những năm tới.

Là một trong những Tập đoàn bán lẻ hàng dệt may lớn nhất  thế giới, chuyên cung cấp quần áo,phụ kiện và các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho nam giới, phụ nữ và trẻ em với các thương hiệu Gap, Banana Republic, Old Navy, Athleta và Intermix…

Gap, Inc đã có nhiều năm hợp tác và đặt hàng với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may Việt Nam. Trong đó, Banana Rebuplic là một nhãn hiệu được biết đến nhiều tại Việt Nam, thông qua các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu với nhãn hiệu Made in Vietnam

Cụ thể, Gap đã tìm kiếm nguồn cung sản phẩm may mặc tại Việt Nam kể từ năm 2001 và chỉ sau 14 năm, Gap đã trở thành  nhà mua hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam.

Trong năm 2014, Gap đã mua tới 1,8 tỷ  USD hàng may mặc ở Việt Nam để tiêu thụ tại hệ thống cửa hàng của Gap trên toàn thế giới. và theo dự kiến, doanh số mua hàng từ Việt Nam trong năm 2015 sẽ tăng lên xấp xỉ 2 tỷ USD.

Tập đoàn Gap, Inc cũng đã tiến hành nhượng quyền thương hiệu Gap đầu tiên tại Việt Nam năm 2011, với kết quả là cửa hàng Banana Republic đầu tiên mở tại Việt Nam vào năm 2012.

Ông  Bill Chandlerm Phó chủ tịch cấp cao của Tập đoàn Gap, Inc cho biết, Gap, Inc đang dự định  mở các chuỗi cửa hàng bán lẻ, kêu gọi đối tác đầu tư vào Việt Nam trong các dự án thuộc lĩnh vực se sợi, kéo sợi, cắt may tại thị trường Việt Nam.

Việc đầu tư mở rộng sang các lĩnh vực nguyên phụ liệu nhằm tận dụng những ưu thế của ngành dệt may Việt Nam Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như FTA giữa Việt Nam và EU đem lại khi được ký kết. “Việt Nam sẽ là thị trường ưu tiên của Gap, Inc trong giai đoạn tới và để khẳng định điều này, đại diện công ty cho biết Gap, Inc sẽ mở Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới để hỗ trợ công ty trong đầu tư, đào tạo cán bộ, công nhân của Gap tại Việt Nam”, ông Bill Chandler nhấn mạnh.

Việt Nam còn là một trong 8 quốc gia mà Gap Inc. là đối tác của chương trình Better Work của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Riêng giai đoạn 2011-2012 Gap, Inc đã hợp tác với Better Work tại Campuchia, Haiti, Indonesia, Jordan, Lesotho, Nicaragua và Việt Nam để giám sát hơn 90 nhà máy.

Theo Báo Đầu tư
TIN LIÊN QUAN
Hàng dệt may tạm nhập, tái xuất không phải kiểm tra chuyên ngành (8/10/2015 12:31:04 PM)
Năm 2015: Xuất khẩu dệt may sang Mỹ có thể đạt 11 tỷ USD (7/20/2015 2:43:27 PM)
Xuất khẩu dệt may và da giày tăng mạnh (6/23/2015 10:14:41 AM)
Dệt may xuất sang EEU có thể tăng 50% trong năm đầu tiên (6/15/2015 10:13:21 AM)
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày 3 tháng tăng trên 10% kim ngạch (5/11/2015 10:34:19 AM)
Xuất khẩu dệt may gặp khó (4/20/2015 10:40:25 AM)
Điện thoại, dệt may chiếm 24,4% tổng kim ngạch xuất sang Đài Loan (4/7/2015 9:38:32 AM)
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm 2015 (3/26/2015 10:01:50 AM)
Đơn hàng nhiều, xuất khẩu dệt may 2 tháng đạt 3,4 tỷ USD (3/16/2015 10:25:17 AM)
Dệt may yếu vì thiếu công nghiệp hỗ trợ (3/6/2015 3:49:28 PM)
THÔNG TIN KHÁC
Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nigeria (7/11/2015 9:39:33 AM)
Xuất khẩu cua ghẹ sang Mỹ tăng (7/11/2015 9:37:39 AM)
Nông sản Việt có thể xuất sang Thụy Sĩ (7/11/2015 9:36:31 AM)
Thịt ngoại vẫn nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam (7/10/2015 10:41:39 AM)
Nhật Bản: thị trường surimi tiềm năng (7/8/2015 9:56:34 AM)
Xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tăng 4% (7/8/2015 9:54:45 AM)
Lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu xăng dầu, phân bón, sữa..từ liên minh Á Âu (7/8/2015 9:53:15 AM)
Những nhóm hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc 5 tháng năm 2015 (7/4/2015 11:07:35 AM)
Bỉ- Thị trường xuất khẩu quan trọng trong khu vực EU (7/4/2015 11:01:16 AM)
Điện thoại và linh kiện chiếm 76% tổng trị giá xuất sang Áo (7/3/2015 10:22:04 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com