|
Theo số liệu thống kê, 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 3,25 tỷ USD, tăng 10,65% so với cùng kỳ năm 2014. Trong số các thị trường chính tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam thì Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đang chiếm ưu thế. Trong đó, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục đứng đầu về kim ngạch, với 1,57 tỷ USD, tăng trưởng 9,37% so với cùng kỳ, với thị phần chiếm tới 48,32% tổng kim ngạch, trong năm nay có thể đạt trên 11 tỷ USD.
Sau Hoa Kỳ là một số thị trường lớn cũng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như: Nhật Bản 412,33 triệu USD, chiếm 12,69% trong tổng kim ngạch, tăng 8,69%; Hàn Quốc 321,66 triệu USD, chiếm 9,9%, tăng 15,66%; Anh đạt 104,59 triệu USD, chiếm 3,22%, tăng trên 40%.
Ngay từ thời điểm giữa tháng 1, phần lớn các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có đơn hàng đến hết quý II/2015 và đây là tiền đề để ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2015 đạt từ 28-28,4 tỷ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2014.
Năm 2015 này được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, khi quá trình đàm phán một số hiệp định thương mại có thể kết thúc, cơ hội cho dệt may Việt Nam rộng hơn.
Thị trường châu Âu (EU) được đánh giá tiếp tục là thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian tới nhờ nhu cầu lớn và khi FTA Việt Nam-EU được ký kết, thuế từ 12% về 0% sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU. Tương tự, với thị trường Hoa Kỳ, kỳ vọng lớn nhất là Hiệp định TPP sẽ được ký kết, khi đó, thuế suất sẽ giảm dần và tăng thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị phần tại thị trường này.
Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương sơ với cùng; sự tăng trưởng mạnh mẽ của dệt may Việt Nam chủ yếu là do doanh nghiệp trong ngành đã không ngừng nỗ lực đầu tư cho công nghệ sản xuất, chuyển dần sang phương thức sản xuất đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Cùng đó, các doanh nghiệp cũng đã dành nguồn lực không nhỏ đầu tư cho các dự án sản xuất nguyên phụ liệu, hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh trên thị trường xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, vấn đề sống còn của ngành dệt may vẫn là thị trường. Nhiều năm nữa ngành vẫn phải phụ thuộc vào xuất khẩu do vậy phát triển thị trường là nhiệm vụ trọng tâm.
Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam 2 tháng đầu năm tăng trưởng 2 con số là sự hội tụ của những nỗ lực và cơ hội. Thế nhưng, sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch tại các thị trường nhỏ của ngành mới đáng quan tâm. Chẳng hạn xuất khẩu tăng mạnh ở một số thị trường như: Chi Lê (+384,88%), Hy Lạp (+299,9%), Phần Lan (+167,59%), Achentina (+142,84%), Senegal (+108%).
Điều này chứng tỏ, cơ hội mở rộng quy mô xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam tại các thị trường này là rất lớn. Đây cũng là gợi ý tốt cho các doanh nghiệp dệt may đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào một số thị trường chính.
Số liệu của TCHQ xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng năm 2015. ĐVT: USD
Thị trường |
2T/2015 |
2T/2014 |
2T/2015
so với 2T/2014(%) |
Tổng kim ngạch |
3.249.629.005 |
2.936.917.286 |
+10,65 |
Hoa Kỳ |
1.570.058.172 |
1.435.538.550 |
+9,37 |
Nhật Bản |
412.330.285 |
379.366.050 |
+8,69 |
Hàn Quốc |
321.659.426 |
278.098.464 |
+15,66 |
Anh |
104.593.886 |
74.697.510 |
+40,02 |
Đức |
93.591.086 |
106.783.338 |
-12,35 |
Tây Ban Nha |
82.687.766 |
99.159.959 |
-16,61 |
Canada |
74.618.820 |
57.352.292 |
+30,11 |
Trung Quốc |
74.233.472 |
55.308.875 |
+34,22 |
Hà Lan |
65.326.514 |
34.249.425 |
+90,74 |
Đài Loan |
32.597.048 |
26.809.092 |
+21,59 |
Bỉ |
31.361.677 |
26.493.762 |
+18,37 |
Hồng Kông |
29.374.918 |
24.667.771 |
+19,08 |
Campuchia |
29.006.759 |
19.000.104 |
+52,67 |
Italia |
27.966.661 |
17.589.565 |
+59,00 |
Australia |
22.863.664 |
17.259.239 |
+32,47 |
Indonesia |
20.325.804 |
12.960.904 |
+56,82 |
Pháp |
18.873.446 |
26.181.822 |
-27,91 |
Tiểu VQ Arập TN |
18.354.973 |
14.637.401 |
+25,40 |
Chi Lê |
15.752.542 |
3.248.731 |
+384,88 |
Đan Mạch |
13.076.752 |
13.270.774 |
-1,46 |
Mexico |
12.659.547 |
21.256.716 |
-40,44 |
Thụy Điển |
12.509.351 |
12.354.277 |
+1,26 |
Braxin |
11.300.065 |
10.504.818 |
+7,57 |
Singapore |
11.061.682 |
6.491.404 |
+70,41 |
Malaysia |
8.785.947 |
7.474.184 |
+17,55 |
Ả Râp Xê Út |
8.598.930 |
7.485.469 |
+14,87 |
Philippin |
8.043.488 |
4.651.973 |
+72,90 |
Nga |
7.863.689 |
14.603.526 |
-46,15 |
Thái Lan |
7.227.247 |
6.639.802 |
+8,85 |
Achentina |
6.630.748 |
2.730.489 |
+142,84 |
Ba Lan |
6.456.816 |
7.381.695 |
-12,53 |
Nauy |
5.641.447 |
4.665.650 |
+20,91 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
5.522.554 |
9.566.948 |
-42,27 |
Senegal |
4.561.697 |
2.193.017 |
+108,01 |
Bangladesh |
4.286.518 |
4.998.825 |
-14,25 |
Nam Phi |
3.790.748 |
3.613.638 |
+4,90 |
Panama |
3.517.287 |
4.458.271 |
-21,11 |
Israel |
2.939.967 |
2.653.391 |
+10,80 |
New Zealand |
2.778.133 |
2.326.873 |
+19,39 |
Ấn Độ |
2.665.867 |
5.363.960 |
-50,30 |
Myanma |
2.437.993 |
2.294.096 |
+6,27 |
Angola |
2.264.923 |
1.473.878 |
+53,67 |
Phần Lan |
1.820.471 |
680.311 |
+167,59 |
Séc |
1.593.616 |
6.228.291 |
-74,41 |
Hy Lạp |
1.508.143 |
377.123 |
+299,91 |
Thụy Sỹ |
1.409.219 |
2.125.305 |
-33,69 |
Lào |
1.171.822 |
1.096.682 |
+6,85 |
Nigieria |
1.043.723 |
9.978.464 |
-89,54 |
Ucraina |
787.466 |
1.440.888 |
-45,35 |
Áo |
731.113 |
1.744.362 |
-58,09 |
Ai cập |
693.964 |
927.014 |
-25,14 |
Hungary |
613.376 |
2.023.703 |
-69,69 |
Slovakia |
483.727 |
1.715.036 |
-71,79 |
Bờ biển Ngà |
313.334 |
|
* |
Theo Bộ Công Thương
|