Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Dệt may yếu vì thiếu công nghiệp hỗ trợ

3/6/2015 3:49:28 PM

Chiếm trên 23% thị phần, ngành dệt may của TP.HCM chiếm vị trí lớn trong ngành công nghiệp dệt may của cả nước, góp phần tạo ra việc làm và mang lại kim ngạch XK cao. Mặc dù vậy, rào cản về công nghiệp hỗ trợ (CNHT) vẫn là một điểm yếu của ngành dệt may thành phố.

Hiện nay, sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ngành dệt may cũng mới chỉ tập trung chủ yếu công đoạn giá trị gia tăng thấp như cúc, mex, xốp, đệm bông, nhựa cài, chăn ga, gối đệm, chỉ dây, khóa keo, băng chun, băng dính. Các khâu có giá trị gia tăng cao như sợi, hóa chất - chất trợ nhuộm, nhuộm in hoa và hoàn tất vải phải NK. Tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm còn thấp.

Ông Lê Đông Triều, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định cho rằng, với nguồn nguyên phụ liệu dệt chủ yếu là NK từ các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu NK đang là thách thức đối với DN dệt may. Nếu các DN dệt may không tìm cách nâng cao tỉ lệ nội địa hóa thì cũng không thể hưởng các chính sách ưu đãi thuế từ các Hiệp định song phương, đa phương mang lại. “Một trong những điểm yếu của ngành dệt may là ngành dệt và ngành CNHT chưa phát triển tương xứng với vị trí của ngành dệt may trong tổng thể ngành công nghiệp. Hầu hết DN dệt may có quy mô vừa và nhỏ nhiều năm liền không được đầu tư nên thiết bị cũ kĩ lạc hậu. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị lớn đòi hỏi phải có nguồn vốn đủ lớn”, ông Lê Đông Triều cho biết.

Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định, tuy sản phẩm của ngành may TP.HCM rất đa dạng nhưng chủ yếu là sản xuất theo phương thức gia công nên hầu hết  nguyên phụ liệu đều được khách hàng đặt hàng và cung cấp. Mặc dù trong thời gian qua TP.HCM có định hướng chuyển đổi phương thức kinh doanh của ngành may từ gia công sang làm chủ thiết kế nhưng vẫn còn chưa phát huy được hiệu ứng do các DN còn hạn chế trong khâu thiết kế, chỉ tiêu thụ nội địa với dung lượng thị trường thấp trong khi đó việc xây dựng thương hiệu thời trang XK sản phẩm mang thương hiệu Việt gặp nhiều khó khăn. Trên thế giới lại đã có nhiều  nhãn hiệu thời trang lớn trình độ nghiên cứu phát triển sản phẩm rất cao. Do vậy dẫn tới thiếu động lực về cầu để thu hút DN tham gia sản xuất hỗ trợ cho ngành.

Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam, hiện TP.HCM có khoảng 85 DN may sản xuất theo phương thức gia công đơn giản. Sản xuất theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) chỉ chiếm 13% và ODM (thiết kế, phát triển nguyên phụ liệu, sản xuất, giao hàng) chỉ chiếm 2% trong tổng số các DN XK dệt may, do  đó giá trị thặng dư  của ngành dệt may rất thấp vì giá trị nguyên phụ liệu chiếm từ 60-70% cộng với giá gia công từ 20-25% giá trị sản phẩm. Vì vậy, ngành may thường được xem như ngành thâm dụng lao động.

Từ thực tế DN, ông Lê Quang Hùng, chủ tịch HĐQT Công ty sản xuất thương mại May Sài Gòn cho rằng, việc phát triển FOB không chỉ gia tăng lợi nhuận mà còn nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện tiếp cận trực tiếp các công ty đa quốc gia có hệ thống phân phối toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay CNHT của ngành dệt may còn quá yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về mức độ phong phú đa dạng chủng loại, giá thành thiếu cạnh tranh. Do vậy, theo ông Lê Quang Hùng, để ngành may phát triển bền vững thành phố phải có chủ trương và quyết tâm phát triển CNHT, việc phát triển CNHT không chỉ giúp các DN nâng cao lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực thông qua việc rút ngắn thời gian sản xuất mà còn phát triển được ngành công nghiệp thời trang. Trong chuỗi thiết kế - sản xuất, tiêu thụ thì giá trị thặng dư tập trung ở các khâu thiết kế và tiêu thụ (nhãn hiệu, hệ thống phân phối).

 Để thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành dệt may, các DN kiến nghị, thành phố cần thành lập một cụm công nghiệp nguyên phụ liệu để tập trung sản xuất nguyên phụ liệu trong đó nút thắt chính là xử lí nước thải của khâu nhuộm hoặc các loại nguyên phụ liệu liên quan đến môi trường như xi mạ trong sản xuất nút kim loại hoặc các công đoạn của ngành may như wash (mài), in... Tại đây, cụm công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm xử lí nước thải tập trung còn xử lí cục bộ sẽ do các DN chịu  trách nhiệm. Như vậy giá thành sẽ cạnh tranh và môi trường cũng được quản lí chặt chẽ. Bên cạnh đó, thành phố cần có chính sách ưu đãi cho các DN đầu tư trong cụm công nghiệp nguyên phụ liệu về thuế đất, thuế GTGT, thu nhập, miễn giảm thuế tùy theo chủng loại sản phẩm cần khuyến khích đầu tư... hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị. Đồng thời, thành phố cần lập quỹ hỗ trợ, ưu đãi tín dụng trong các trường hợp: DN thực hiện phương thức FOB cho các đơn hàng có tỉ lệ nội địa hóa từ 50% trở lên. DN sản xuất thử nghiệm phụ tùng, vật tư thay thế ngoại nhập (thuốc nhuộm, tẩy) hay thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm CNHT.

Theo báo Hải Quan.

TIN LIÊN QUAN
Dệt may xuất sang EEU có thể tăng 50% trong năm đầu tiên (6/15/2015 10:13:21 AM)
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày 3 tháng tăng trên 10% kim ngạch (5/11/2015 10:34:19 AM)
Dệt may chuyển hướng tìm nguồn cung (12/16/2014 9:29:42 AM)
Dệt may sẽ cán mốc xuất khẩu 25 tỷ USD (11/7/2014 10:50:42 AM)
Vốn ngoại dồn vào dệt may (11/3/2014 10:21:34 AM)
Việt Nam và Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may (9/29/2014 10:13:46 AM)
Ấn Độ: Thị trường cung cấp nguyên phụ liệu mới cho các DN dệt may (8/21/2014 1:41:54 PM)
Dệt may với ODM, OBM: Sẽ thoát cảnh đi lên bằng năng suất lao động (8/7/2014 10:02:20 AM)
Dệt may chiếm 24% tổng trị giá xuất sang Canađa (8/6/2014 10:23:01 AM)
Xuất khẩu dệt may đạt 10,38 tỉ USD (7/23/2014 9:39:04 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com