Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Việt Nam muốn nhập khẩu tàu biển cũ để phá dỡ

9/29/2014 10:36:41 AM

Theo dự thảo, từ năm 2015 các cá nhân, doanh nghiệp sẽ được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ hoặc sử dụng.

Cụ thể, tại hội thảo do Bộ Tài nguyên Môi trường và Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam tổ chức để cộng đồng doanh nghiệp góp ý dự thảo, ngày 26/9, ông Dương Thanh An, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế - Tổng cục Môi trường cho biết, tàu biển đã qua sử dụng có thể được phép nhập khẩu để phá dỡ nhưng có kèm theo các điều kiện.

Một là, doanh nghiệp cần phải có hồ sơ về bảo vệ môi trường với các nội dung như: bản kê khai tình trạng tàu và bản cam kết của tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng đảm bảo đáp ứng quy chuẩn môi trường; giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường của cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng do cơ quan có thẩm quyền cấp...

Hai là, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường đối với tàu biển đã qua sử dụng, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: có kết quả thẩm định, kết quả đánh giá tình trạng thực tế của tàu biển đã qua sử dụng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường...

Ba là, bắt buộc phải mua bảo hiểm bồi thường thiệt hại về môi trường

Bên cạnh đó, cùng với dự thảo nghị định trên, Bộ Tài Nguyên Môi trường còn đang soạn dự thảo và lấy ý kiến góp ý về nghị định quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

Nghị định này quy định, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ đối với từng lô hàng phế liệu được nhập khẩu. Khoản tiền ký quỹ được quy định là 80% tổng giá trị lô hàng phế liệu được nhập khẩu theo hợp đồng thỏa thuận mua bán phế liệu giữa tổ chức, cá nhân xuất, nhập khẩu phế liệu.

Mục đích của ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu là để đảm bảo tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm khắc phục các rủi ro môi trường do việc không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.

Dự kiến các dự thảo trên sẽ được trình Chính phủ vào 15/10 tới để có thể ban hành vào 15/11 để kịp có hiệu lực với Luật Bảo vệ môi trường vào đầu năm sau.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 25/9, Bộ GTVT cũng cho biết, đang dự thảo Nghị định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Bộ GTVT cho biết, sản phẩm của ngành công nghiệp phá dỡ, tái chế tàu biển là nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao và khối lượng không nhỏ cho ngành công nghiệp thép.

Theo Bộ GTVT, nếu tiếp tục cho phép việc phá dỡ tàu biển thì sẽ mang lại lợi ích khá lớn về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Quan trọng hơn cả là tạo ra các giải pháp, cơ hội để tiếp tục duy trì ngành công nghiệp đóng tàu.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, nó cũng tiềm ẩn những mặt bất lợi ảnh hưởng đến môi trường nếu không có sự kiểm soát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.

Bộ GTVT cho rằng, việc ban hành Nghị định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng với những quy định cụ thể, rõ ràng làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân áp dụng thực hiện và công tác quản lý nhà nước về phá dỡ, tái chế tàu biển đã qua sử dụng được thuận lợi và có hiệu quả là cần thiết. Vì vậy, Bộ GTVT đã dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 19 điều quy định rõ đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Trước đó, tại thảo luận ở hội trường trong phiên họp Quốc hội ngày 30/5, đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) nêu quan điểm: "Việc nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu”.

ĐB Hoàng nêu ra nhiều lý do để bảo vệ cho chính kiến nói trên. Thứ nhất, xu hướng dịch vụ phá dỡ tàu biển cũ di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triền và kém phát triển ngày càng rõ nét. Đây chính là hình thức vận chuyển các chất thải nguy hại trên quy mô toàn thế giới và hậu quả là các nước nghèo sẽ nhận được ngày càng nhiều chất thải, nhất là chất thải nguy hại.

Thứ hai, khi phá dỡ một con tàu biển cũ có thể đem lại 90 - 95% nguồn thép phế liệu nhưng đã để lại một khối chất độc nguy hại không nhỏ chiếm 5 - 10% trọng luợng tàu bao gồm: chất amiăng cách nhiệt, nước bẩn đáy tàu, xăng dầu và nhiên liệu gây ra sự cố tràn dầu. Các chất độc nguy hại này mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, là nguyên nhân phát sinh ra các căn bệnh thần kinh, ung thư.

Thứ ba, quy định như dự thảo luật tạo nên sự mâu thuẫn với khoản 9 điều 7 trong dự thảo Cấm nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. Nếu trong dự thảo Luật bảo vệ môi trường quy định cho phép việc nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ thì vô hình trung dễ làm phát sinh thêm một lượng lớn chất thải nguy hại nhập vào nước ta.

Trong khi đó, theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 16/7/2013, vẫn còn 53 tàu biển neo đậu dài ngày tại các vùng biển của Việt Nam chưa được xử lý, gây mất an toàn hàng hải, nhất là trong mùa mưa bão.

Trong tổng số 53 tàu bị bỏ hoang thì có 41 tàu mang quốc tịch Việt Nam, 6 tàu mang quốc tịch nước ngoài thuộc sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam, 6 tàu mang cờ nước ngoài thuộc sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài.

Cụ thể, các thành viên tập đoàn Vinashin có nhiều tàu đỗ lâu ngày nhất, gồm 5 tàu của công ty vận tải viễn dương Vinashin, 2 tàu của công ty CP vận tải sông biển Cần Thơ, 2 tàu của công ty CP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy. Ngoài ra, Tập đoàn Vận tải ĐB-HK Trãi Thiên có 4 tàu biển nằm bờ hơn 1 năm. Tất cả các con tàu này đều được các DN mua dưới hình thức tàu vận tải cũ đã qua sử dụng.

Theo báo Đất Việt.

TIN LIÊN QUAN
Các loại tàu biển cũ nào được nhập khẩu về Việt Nam để phá dỡ? (11/27/2014 9:42:41 AM)
Ủy quyền nước ngoài đánh giá MLC tàu biển VN (9/15/2014 9:32:54 AM)
Đội tàu biển Việt Nam đang suy giảm mạnh (8/28/2014 9:09:00 AM)
Mary Maersk - Chiếc tàu biển lớn nhất thế giới (8/25/2014 9:20:59 AM)
Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn biển ASEAN (8/22/2014 9:05:18 AM)
Hơn 100 tàu biển bị hạn chế xuất ngoại (8/21/2014 8:52:07 AM)
Đội tàu VN tương đối hùng hậu nhưng chưa đáp ứng yêu cầu (8/6/2014 9:53:38 AM)
Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở giai đoạn I Dự án “Xây dựng hệ thống quy định của Việt Nam và chuẩn bị năng lực triển khai Phụ lục VI, Công ước MARPOL 73/78 về kiểm soát ô nhiễm không khí và hiệu quả năng lượng đối với tàu biển” (7/8/2014 9:39:25 AM)
Vận tải biển "èo uột", khai thác cảng tăng ngoạn mục (7/2/2014 9:36:33 AM)
Nhập khẩu hàng hóa từ Bỉ tăng mạnh (5/9/2014 9:20:43 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Séc (9/29/2014 10:15:41 AM)
Xuất khẩu hạt điều sang các thị trường tăng trưởng mạnh (9/29/2014 10:14:46 AM)
Xuất khẩu nông sản đạt hơn 22,66 tỷ USD (9/29/2014 10:12:51 AM)
Những mặt hàng chính nhập khẩu từ Anh 8 tháng đầu năm 2014 (9/29/2014 10:09:53 AM)
Kim ngạch xuất khẩu tăng 14,1% (9/29/2014 10:06:29 AM)
Xuất khẩu gạo đạt gần 2,3 tỷ USD trong 9 tháng (9/27/2014 9:32:51 AM)
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng tăng hơn 11% (9/27/2014 9:31:00 AM)
Nhập khẩu hàng hóa từ Hà Lan giảm 20,68% (9/26/2014 9:21:48 AM)
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Pakistan (9/26/2014 9:20:17 AM)
Xuất khẩu gạo đạt hơn 2 tỷ USD (9/25/2014 11:25:45 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com