Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Các loại tàu biển cũ nào được nhập khẩu về Việt Nam để phá dỡ?

11/27/2014 9:42:41 AM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Nghị định này có hiệu lực từ 15/1/2015. Theo đó, việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được phép hoạt động theo quy định.

Bên cạnh đó, tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải thuộc các trường hợp quy định; người nhập khẩu tàu phải có bản kê khai danh mục vật liệu trên tàu theo mẫu quy định; tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.

Tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan, nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày đưa tàu vào cơ sở phá dỡ.

Tàu biển cũ phải phá dỡ trong 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam.

Tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải.

Theo Nghị định, doanh nghiệp phá dỡ tàu biển có đủ 3 điều kiện sau đây được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển để phá dỡ:

1- Có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.

2- Có các bộ phận chuyên trách thực hiện nghiệp vụ về nhập khẩu; pháp luật hàng hải; an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

3- Có vốn pháp định tối thiểu 50 tỷ đồng Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ có hiệu lực thực hiện trong 5 năm kể từ ngày cấp.

Nghị định cũng quy định các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ gồm: Tàu chở hàng khô (hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép); tàu công-ten-nơ; tàu chở quặng; tàu chở hàng lỏng (dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật); tàu chở gas, khí hóa lỏng; tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển; giàn khoan nổi; giàn khoan tự nâng; tàu chứa nổi; phương tiện chứa nổi và chuyển tải sản phẩm; các loại tàu biển khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Nghị định này đã siết chặt quy trình nhập khẩu, ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình nhập khẩu tàu biển cũ.

Trước đó tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vào giữa năm 2014, nhiều đại biểu đã đề nghị cấm nhập tàu biển cũ, bởi việc phá dỡ tàu cũ có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, các phế liệu có nhiều chất gây ung thư có thể ngấm xuống lòng đất, nước.

Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) đã nêu thí dụ "còn hàng ngàn container nhập khẩu phế liệu không có chủ đang nằm ở bến cảng gây ô nhiễm" và nhận định: “Nhập khẩu phế liệu lợi ít, hại nhiều. Xu hướng phá dỡ tàu cũ từ các nước phát triển đến nay đã dịch chuyển sang các nước đang nước triển. Những nước phát triển hiện đã không còn làm nữa, bởi yếu tố phế thải từ việc phá dỡ có nhiều chất độc hại, gây ung thư. Vì vậy cần bỏ quy định này ra khỏi Luật".

Quan điểm của đại biểu Hoàng nhận được sự ủng hộ của một loạt đại biểu khác từ đoàn Quảng Ninh, Ninh Thuận, Bình Định… Đặc biệt, đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) đã nói rất thẳng thắn: "Chúng ta đưa lý do nhập tàu cũ về phá dỡ để tạo công ăn việc làm cho người lao động là chưa thuyết phục. Chưa lường hết quá trình, giữ mặt lợi kinh tế và mặt hại. Nếu cho phép thì trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là bãi rác lớn nhất thế giới về phá dỡ tàu cũ. Tàu cũ luôn có máy móc hóa chất kèm theo. Nếu phá dỡ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Một lần nữa tôi đề nghị không cho phép".

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) thì dẫn ra một loạt các thí dụ gây ô nhiễm của VeDan (tại Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, TP.HCM) hay Thái Thanh (tại Thanh Hóa) và nhấn mạnh: “Có hàng trăm người dân bị thiệt hại nhưng không có quyền gửi đơn tập thể, mà chỉ có quyền cá nhân gửi đơn gây khó khăn cho người dân, cũng như cơ quan chức năng. Vì vậy, cần có quy định về cơ quan tổ chức có trách nhiệm khởi kiện khi cả khu dân cư bị thiệt hại”.

Theo trang Giáo dục.

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam muốn nhập khẩu tàu biển cũ để phá dỡ (9/29/2014 10:36:41 AM)
Ủy quyền nước ngoài đánh giá MLC tàu biển VN (9/15/2014 9:32:54 AM)
Đội tàu biển Việt Nam đang suy giảm mạnh (8/28/2014 9:09:00 AM)
Mary Maersk - Chiếc tàu biển lớn nhất thế giới (8/25/2014 9:20:59 AM)
Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn biển ASEAN (8/22/2014 9:05:18 AM)
Hơn 100 tàu biển bị hạn chế xuất ngoại (8/21/2014 8:52:07 AM)
Đội tàu VN tương đối hùng hậu nhưng chưa đáp ứng yêu cầu (8/6/2014 9:53:38 AM)
Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở giai đoạn I Dự án “Xây dựng hệ thống quy định của Việt Nam và chuẩn bị năng lực triển khai Phụ lục VI, Công ước MARPOL 73/78 về kiểm soát ô nhiễm không khí và hiệu quả năng lượng đối với tàu biển” (7/8/2014 9:39:25 AM)
Vận tải biển "èo uột", khai thác cảng tăng ngoạn mục (7/2/2014 9:36:33 AM)
Nhập khẩu hàng hóa từ Bỉ tăng mạnh (5/9/2014 9:20:43 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Công ty Công nghiệp Tân Thuận: Thúc đẩy TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế biển (11/24/2014 10:35:30 AM)
Da giày Việt Nam: Cơ hội vàng từ các hiệp định thương mại (11/24/2014 9:39:59 AM)
Việt Nam đoạt giải quốc gia thu hút đầu tư sản xuất nhất châu Á (11/24/2014 9:39:05 AM)
Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Đức (11/22/2014 10:05:21 AM)
Chỉ số PMI tháng 11 của Trung Quốc thấp nhất trong 6 tháng (11/21/2014 11:06:13 AM)
Cá tra, basa VN bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ thêm 5 năm (11/21/2014 10:57:29 AM)
Thủ tướng “bác” đề xuất thành lập Bộ Kinh tế biển (11/20/2014 10:01:33 AM)
Thủ tướng đồng ý xây cảng hành khách quốc tế Phú Quốc (11/20/2014 9:36:01 AM)
Buộc đưa ụ nổi 83M ra khỏi cảng Gò Dầu (11/19/2014 10:10:54 AM)
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư cảng biển (11/19/2014 10:07:49 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com