Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu hiện đứng thứ 5 trong số 10 ngành công nghiệp xuất khẩu chính của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2014 đạt 6,23 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2013. Ước tính xuất khẩu tháng 1/2015 đạt 494 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2014. Mục tiêu sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.
Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang khoảng 100 thị trường trên thế giới. Năm 2014, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, với 2,23 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2013, chiếm 35,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; chủng loại sản phẩm chính xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ gồm: bàn, tủ, giường, ghế… Đứng thứ hai là sang thị trường Nhật Bản, đạt 952,01 triệu USD, tăng 16,1%, chiếm 15,3%. Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc đạt 871,77 triệu USD, chiếm 14%, giảm 17,1%.
Năm 2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng dương ở rất nhiều thị trường; trong đó tăng trưởng mạnh ở một số thị trường như: Cô Oét (tăng 55,6%., đạt 6,95 triệu USD); Hàn Quốc (tăng 49,5%, đạt 491,42 triệu USD); Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 52,2%, đạt 20,09 triệu USD); Mexico (tăng 49,6%, đạt trên 5 triệu USD).
Tuy nhiên, xuất khẩu nhóm sản phẩm này sang Campuchia, Singapore và Séc lại sụt giảm mạnh, với mức giảm lần lượt là 71,4%, 36,6% và 30,7% so với năm 2013.
Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng được các thị trường trên thế giới ưa chuộng do chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ gia tăng cả trong và ngoài nước những năm qua cũng là cơ hội cho ngành chế biến đồ gỗ trong nước phát triển. Với quy mô thị trường đồ gỗ thế giới đang ở mức cao, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Năm 2015, hàng loạt những hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang được đàm phán ký kết như: FTA Việt Nam - EU, TPP, Hiệp định Đối tác tự nguyện với Liên minh châu Âu về thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT)… kỳ vọng sẽ mang lại sự tăng trưởng mạnh về KNXK cho ngành gỗ.
Cơ hội luôn đi kèm với thách thức, ngành gỗ Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Đơn cử như khi FTA Việt Nam - EU và VPA/FLEGT được ký kết, các sản phẩm gỗ Việt Nam phải được chứng minh có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp. Trong khi đó, Việt Nam mua gỗ nguyên liệu từ nhiều quốc gia trên thế giới và không phải nước nào cũng có chứng chỉ hợp pháp. Bên cạnh đó, khi phải chọn lựa nguồn gốc, xuất xứ của gỗ, chắc chắn giá gỗ nguyên liệu sẽ tăng lên.
Thêm nữa là khi các hiệp định được ký kết, các sản phẩm gỗ của các nước tiên tiến sẽ vào và cạnh tranh quyết liệt với gỗ Việt Nam. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất gỗ vẫn cao, đặc biệt là phí vận tải bằng tàu thủy. Đây là rào cản rất lớn đối với nguồn đầu tư cho các DN trong tương lai. Dù khó khăn như vậy nhưng năm 2015, ngành gỗ vẫn đặt mục tiêu đạt 7 tỷ USD KNXK đồ gỗ.
Số liệu của TCHQ về xuất khẩu gỗ và sản phẩm năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường |
T12/2014 |
Năm 2014 |
T12/2014 so với T11/2014 (%) |
Năm 2014 so với năm 2013 (%) |
Tổng kim ngạch |
609.643.787 |
6.231.676.438 |
+13,4 |
+12,0 |
Hoa Kỳ |
212.865.056 |
2.234.892.138 |
+7,8 |
+11,5 |
Nhật Bản |
84.650.039 |
952.018.881 |
+12,2 |
+16,1 |
Trung Quốc |
72.971.092 |
871.770.998 |
+2,7 |
-17,1 |
Hàn Quốc |
43.299.696 |
491.424.692 |
+0,3 |
+49,5 |
Anh |
30.822.997 |
274.604.190 |
+43,1 |
+26,0 |
Australia |
15.241.715 |
157.726.674 |
-1,1 |
+22,6 |
Canada |
14.789.717 |
154.415.100 |
+0,9 |
+29,8 |
Đức |
18.617.796 |
114.909.366 |
+73,4 |
+5,9 |
Pháp |
14.202.139 |
104.814.833 |
+28,6 |
+24,2 |
Đài Loan |
8.594.277 |
82.718.204 |
+3,3 |
+6,1 |
Hồng Kông |
3.972.745 |
77.521.621 |
-26,1 |
-14,3 |
Hà Lan |
9.224.404 |
63.306.113 |
+52,4 |
+9,5 |
Ấn Độ |
4.775.920 |
58.373.511 |
-25,5 |
+12,2 |
Malaysia |
4.609.991 |
56.199.847 |
-4,4 |
+34,6 |
Bỉ |
4.159.869 |
33.680.332 |
+53,1 |
+19,5 |
New zealand |
2.470.822 |
28.433.833 |
+10,4 |
+30,3 |
Italy |
3.014.929 |
25.412.179 |
+40,7 |
-6,1 |
Thụy Điển |
3.282.955 |
22.344.242 |
+83,1 |
-5,2 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
2.334.422 |
20.092.410 |
+23,7 |
+52,2 |
Ả Rập Xê út |
1.527.161 |
19.372.281 |
-19,8 |
+26,7 |
Tây Ban Nha |
3.193.805 |
18.940.380 |
+155,1 |
+19,6 |
Đan Mạch |
2.043.916 |
16.031.437 |
+88,5 |
+13,7 |
Singapore |
1.424.141 |
15.871.746 |
+37,2 |
-36,6 |
UAE |
1.340.371 |
15.741.261 |
-9,6 |
+5,6 |
Ba Lan |
2.169.719 |
14.718.929 |
+57,9 |
+20,4 |
Thái Lan |
1.582.608 |
14.412.499 |
+29,3 |
+19,1 |
Nam Phi |
988.165 |
10.319.147 |
+28,9 |
+29,4 |
Na Uy |
981.732 |
9.311.081 |
+14,1 |
+4,2 |
Nga |
602.218 |
7.244.581 |
+90,1 |
-9,1 |
Cô Oét |
539.164 |
6.954.093 |
+4,1 |
+55,6 |
Mexico |
415.292 |
5.002.435 |
-49,1 |
+49,6 |
Áo |
242.129 |
4.294.150 |
-53,1 |
-29,1 |
Phần Lan |
650.920 |
3.885.902 |
+9,1 |
-7,3 |
Hy Lạp |
586.938 |
3.236.291 |
+193,8 |
+32,4 |
Thụy Sỹ |
226.354 |
2.883.298 |
-30,3 |
-24,7 |
Séc |
524.393 |
2.597.681 |
+514,7 |
-30,7 |
Bồ Đào Nha |
447.602 |
2.318.914 |
-7,5 |
+25,4 |
Campuchia |
146.831 |
2.159.965 |
+25,2 |
-71,4 |
Theo Vinanet
|