Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhập khẩu dược phẩm - nguyên phụ liệu tăng so với cùng kỳ

1/10/2013 10:02:32 AM

Tính đến hết tháng 11/2012, Việt Nam đã nhập khẩu 1,64 tỷ USD dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm, trong đó dược phẩm chiếm 98,6% tỷ trọng, đạt 1,61 tỷ USD. So với năm trước, thì trong tháng 11/2012 thị trường nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam thiếu vắng thị trường Cămpuchia, Braxin, Chile, Phần Lan, Hàn quốc và Nam Phi.

 

Thị trường chính cung cấp dược phẩm cho Việt Nam trong thời gian này là Pháp, chiếm 14,6% với kim ngạch 236,5 triệu USD, tăng trưởng vượt bậc, tăng 4745,35% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 11/2012,  thì nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Pháp tăng 9343,71% so với tháng 11/2011, tương đương với 22 triệu USD.

 

Đứng thứ hai sau thị trường Pháp là Đức với kim ngạch nhập khẩu 11 tháng năm 2012 là 132,3 triệu USD, tăng 1283,39% so với cùng kỳ năm trước.

 

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, tính đến hết tháng 9-2012, tổ công tác liên ngành về giá thuốc đã xem xét kê khai giá của 4.108 mặt hàng thuốc nhập khẩu và sản xuất trong nước.

 

Kết quả, phát hiện 1.209 mặt hàng thuốc kê khai giá bất hợp lý (chiếm khoảng 30% tổng số mặt hàng xem xét).

 

Với các mặt hàng này, Cục đã yêu cầu doanh nghiệp giải trình, rà soát, điều chỉnh lại giá kê khai. Cùng đó, tổ công tác liên ngành đã yêu cầu các doanh nghiệp xem xét giảm giá, bình ổn đối với 704 mặt hàng trong số 944 mặt hàng thuốc nhập khẩu đề nghị điều chỉnh giá. Các Sở Y tế đã tổ chức xem xét cho điều chỉnh giá 597 mặt hàng thuốc sản xuất trong nước.

 

Như vậy, tổng số có 837 mặt hàng thuốc nhập khẩu và sản xuất trong nước được điều chỉnh giá, chiếm 3,8% tổng số mặt hàng thuốc đang lưu hành trên thị trường.

 

Thống kê thị trường nhập khẩu dược phẩm 11 tháng 2012

ĐVT: USD

 

KNNK T11/2012

KNNK 11T/2012

KNNK 11T/2011

% +/- KN so T11/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KN

147.279.614

1.619.522.419

1.212.414.012

37,34

33,58

Pháp

22.095.063

236.538.551

4.881.759

9.343,71

4.745,35

Đức

11.345.921

132.363.132

9.568.009

891,17

1.283,39

Italia

7.915.454

85.011.741

4.735.657

2.633,81

1.695,14

Anh

6.530.784

70.593.940

931.264

4.424,93

7.480,44

Hoa Kỳ

3.207.289

61.235.985

135.772.165

-76,24

-54,90

Thái Lan

5.190.046

39.179.995

85.553.986

-42,16

-54,20

Trung Quốc

3.348.281

38.961.310

165.774.198

-83,44

-76,50

Oxtrâylia

3.680.492

36.102.692

3.611.350

329,10

899,70

Thuỵ Điển

3.448.532

32.091.491

6.407.560

1.134,31

400,84

Achentina

2.230.631

22.082.209

3.004.529

681,10

634,96

Indonesia

2.193.906

21.207.315

22.098.466

-26,60

-4,03

Nhật Bản

1.462.395

17.983.397

5.025.050

280,52

257,87

Đài Loan

1.373.524

17.608.364

6.292.083

120,80

179,85

Canada

609.901

8.251.808

5.429.845

-22,14

51,97

NiuZilân

 

6.683.653

63.856.800

-100,00

-89,53

Malaixia

456.734

6.588.826

88.326.539

-95,92

-92,54

Nga

512.306

4.931.864

1.308.591

944,48

276,88

(Nguồn số liệu: TCHQ)

 

Số liệu từ TCHQ cho biết, nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 11 tháng 2012 đạt 240,8 triệu USD, tăng 52,10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tháng 11, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 19,1 triệu USD, giảm 10,7% so với tháng trước, nhưng tăng 64,89% so với tháng 11/2011.

 

Trung Quốc – thị trường chính cung cấp nguyên phụ liệu dược phẩm cho Việt Nam trong thời gian này, chiếm 54,8% tổng kim ngạch, tăng 86,45% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 132 triệu USD. Tính riêng tháng 11/2012, Việt Nam đã nhập khẩu 10,6 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm từ Trung Quốc, tăng 80,36% so với tháng 11/2011.

 

Theo Cục Quản lý y dược cổ truyền - Bộ Y tế, Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng với khoảng 4.000 loài thực vật được dùng làm thuốc. Hằng năm, Việt Nam khai thác và sử dụng 50.000 - 70.000 tấn dược liệu, trong đó gần 90% có nguồn gốc nhập khẩu. Nguồn dược liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, trong đó nhập khẩu qua đường tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, chất lượng dược liệu có nhiều bất cập. Tình trạng nhầm lẫn dược liệu, dược liệu trộn hóa chất độc hại, chiết xuất mất hoạt chất, dược liệu giả... vẫn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế, để có thể quản lý nguồn gốc, chất lượng dược liệu và thuốc y học cổ truyền, Cục Quản lý y dược cổ truyền cho rằng, cần ban hành cơ chế chính sách phát triển dược liệu trong nước, tăng cường công tác kiểm soát dược liệu nhập khẩu và đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền.

 

Thị trường đứng thứ hai sau Trung Quốc là Ấn Độ, với kim ngạch 44,5 triệu USD, tăng 7,83% so với 11 tháng năm 2011.

 

Đáng chú ý, 11 tháng năm 2012, Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ thị trường Áo tuy kim ngạch chỉ đạt 9,3 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với các thị trường khác, tăng 699,3% so với cùng kỳ.

 

Thống kê thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 11 tháng 2012

ĐVT: USD

Thị trường

KNNK T11/2012

KNNK 11T/2012

KNNK T11/2011

KNNK 11T/2011

% +/- KN so T11/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KN

19.176.245

240.871.941

11.629.990

158.368.751

64,89

52,10

Trung Quốc

10.699.854

132.008.057

5.932.653

70.799.285

80,36

86,45

Ấn Độ

2.881.908

44.529.883

2.358.563

41.294.646

22,19

7,83

Tây Ban Nha

715.010

9.642.482

177.525

14.293.152

302,77

-32,54

Áo

957.950

9.353.420

132.467

1.170.206

623,16

699,30

Đức

732.938

7.905.087

343.250

1.844.775

113,53

328,51

Hàn Quốc

825.608

4.939.892

467.426

3.574.394

76,63

38,20

Pháp

376.321

4.235.836

464.146

2.911.022

-18,92

45,51

Italia

164.649

3.638.460

326.291

4.948.176

-49,54

-26,47

Thụy Sỹ

260.290

3.615.346

444.069

3.800.813

-41,39

-4,88

Anh

304.798

3.170.558

244.020

1.823.757

24,91

73,85

Nhật Bản

68.553

654.847

35.135

260.269

95,11

151,60

 

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Khánh thành đường hầm Á - Âu đầu tiên (10/29/2013 10:57:19 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Vận tải biển thắng thế so với hàng không trong vận chuyển dược phẩm (9/30/2013 9:07:43 AM)
Nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu vẫn tiếp tục gia tăng (8/15/2013 9:36:24 AM)
Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm tăng trong 5 tháng đầu năm 2013 (6/21/2013 10:43:32 AM)
Xuất, nhập khẩu qua số liệu mới nhất (6/18/2013 9:27:47 AM)
Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm quý I/2013 tăng so với cùng kỳ (5/2/2013 9:40:39 AM)
Những nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc năm 2012 (2/25/2013 10:43:57 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Phát hiện hơn 16kg sừng tê giác nhập lậu (1/9/2013 9:59:11 AM)
Xuất siêu sang châu Mỹ đạt 11,4 tỷ USD (1/9/2013 9:58:43 AM)
Dệt may hướng đến kim ngạch xuất khẩu 19 tỷ USD (1/9/2013 9:46:20 AM)
Kim ngạch thương mại Việt Nam và Anh tăng mạnh (1/9/2013 9:45:28 AM)
Petrolimex chiếm hơn 57% hạn mức nhập khẩu xăng dầu (1/9/2013 9:45:02 AM)
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng bất ngờ (1/9/2013 9:42:50 AM)
Xuất khẩu thiết bị khử nước mặn sang Saudi Arabia (1/9/2013 9:42:21 AM)
Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới: Nông dân vẫn nghèo (1/9/2013 9:41:37 AM)
Xuất khẩu gạo 2013: Chủ động giải pháp ứng phó (1/8/2013 10:15:01 AM)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ tăng trưởng (1/8/2013 10:14:32 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com