|
Đó là nhận định của ông Mohalam Gonoux - chuyên gia, giảng viên cao cấp của Viện Logistics Viết Nam (VIL) tại buổi Tư vấn trực tuyến tiếng Anh chuyên ngành Logistics do VIL tổ chức vào ngày 21/7/2012 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh.
Diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ, buổi Tư vấn trực tuyến tiếng Anh chuyên ngành Logistics do VIL tổ chức đã nhận được nhiều sự quan tâm của những người trong ngành. Theo thống kê, có hơn 400 lượt người tham gia và theo dõi buổi tư vấn.
Chuyên gia Mohalam Gonoux – người trực tiếp tham gia tư vấn cho biết: “Nội dung nhiều người quan tâm nhất là các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành logistics liên quan đến khâu chứng từ, vận tải. Ngoài ra, các thuật ngữ liên quan đến thuế, rào cản thương mại,… cũng là vấn đề mà nhiều người nhắc đến”.
Ví dụ thành viên có nick name: anhthuongvcci… đã thắc mắc về định nghĩa giữa các thuật ngữ Logistics, hậu cần và tiếp vận, hay thành viên Globelink – nhu… đã hỏi về thuật ngữ CIC/CIF (Container inbalance charge /container inbalance fee), thành viên phuongbui…lại quan tâm đến cụm từ “port to port shippent” trong vận tải, v.v.
Lý giải cho việc các thuật ngữ được các thành viên quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành Logistics, ông Gonoux nói: “So với chương trình tiếng Anh thông thường và thương mại, tiếng Anh chuyên ngành Logistics có nhiều điểm khác biệt, mang đặc thù của lĩnh vực Logistics. Nó là một phần trong tiếng Anh thương mại nhưng được đơn giản hóa. Tuy nhiên, cái khó của nó nằm ở các thuật ngữ viết tắt, do đó việc học và vận dụng tiếng Anh chuyên ngành logistics vào công việc không hề đơn giản”. Bởi nếu chỉ học thuộc lòng các thuật ngữ mà không đưa nó vào ngữ cảnh phù hợp sẽ rất dễ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong các khâu của chuỗi cung ứng như: sai hợp đồng, hóa đơn, chứng từ,…
Theo đánh giá của ông Gonoux, hiện tại nguồn nhân lực logistics của Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu về tiếng Anh chuyên ngành chỉ dưới 10%: “Với kinh nghiệm làm việc, giảng dạy tại Việt Nam hơn 10 năm qua, tôi thấy dưới 10% những người hoạt động trong ngành có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành Logistics. Đây là một “lỗ hổng” lớn, hay gặp nhất trong Logistics Việt Nam” – ông Gonoux nói. Và để có thể phát triển tốt trong lĩnh vực logistics với một vốn tiếng Anh căn bản vững vàng, ông Gonoux chia sẻ: “Mỗi người phải học “như đừng học”. Có nghĩa là đừng học thuộc lòng (học vẹt), mà cần phải đưa các thuật ngữ ứng dụng ngay vào công việc thì mới có hiệu quả”.
Chuyên gia, giảng viên cao cấp Mohalam Gonoux tham gia tư vấn trực tuyến.
Trước sự “bùng nổ” của các trung tâm Anh ngữ, VIL vẫn được coi là “điểm đến” tốt nhất cho các học viên tiếng Anh chuyên ngành Logistics. Bởi trong khi đa số các trường lẫn các trung tâm Anh ngữ tại Việt Nam vẫn chưa có chương trình giảng dạy chuyên về tiếng Anh Logistics, thì VIL đã xây dựng được một chương trình đào tạo về Tiếng Anh chuyên ngành Logistics với 10 module hoàn chỉnh và gặt hái được nhiều thành tựu trong hơn 1 năm qua. Ông Gonoux cho biết: “VIL đem lại cho người học những điều có thể ứng dụng được. Giống như cách chúng ta làm cho một con dao bén nhất đó là lấy hai con dao mài với nhau. Ở đây, VIL không dạy lý thuyết suông mà mang lại cho học viên – những người cùng ngành, trải nghiệm trong một môi trường mô phỏng. Họ được “đóng vai” người mua hàng, người giao nhận và người bán hàng, trong tình huống xuất nhập một sản phẩm hoặc một số lượng hợp đồng trong khoảng thời gian nhất định. Họ sẽ phải tìm cách đàm phán, đi đến hợp đồng và nghiên cứu những rủi ro khi thực hiện hợp đồng đó. Đó cũng là công việc hàng ngày của các học viên, vì thế nó là cách tối ưu để học viên hiểu nhanh nhất”. Đồng thời, tại VIL, các học viên cũng được học về 5 kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong các giao dịch cụ thể như: Đàm thoại trực tiếp với khách hàng, viết email, cách nói chuyện qua điện thoại, cách trình bày văn bản và trong khâu đàm phán, thương lượng.
|
Bảo Hân
|