Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Bài học đắt giá nhìn từ vụ Vinalines thua kiện 3 triệu USD

10/16/2014 11:35:38 AM

Sau 7 tháng thụ lý, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục “y án” theo phán quyết của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), yêu cầu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bồi thường cho nhà thầu SK E&C của Hàn Quốc số tiền lên tới 65,4 tỷ đồng, đồng thời không cho phép các bên tiếp tục khiếu nại, kháng cáo.

Sự việc đã nảy sinh trong quá trình thực hiện gói 6B1 thuộc dự án khởi động cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa) được ký năm 2009 giữa Vinalines và nhà thầu Hàn Quốc.

Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, đến 2011, khi kinh tế bắt đầu suy thoái, tín dụng thắt chặt, dự án chưa làm được gì (trừ gói thầu dang dở của nhà thầu SK E&C nói trên) đã bị “treo” vì thiếu vốn.

Đến tháng 9/2012, Chính phủ ra văn bản đồng ý dừng dự án này, chấm dứt vai trò chủ đầu tư của Vinalines, chuyển dự án về Cục Hàng hải, thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Do toàn bộ dự án phải dừng nên chủ đầu tư và nhà thầu buộc phải thanh lý hợp đồng dang dở, quyết toán tại thời điểm thanh lý và đây là nguồn cơn dẫn đến vụ kiện của nhà thầu, đòi đủ giá trị vật tư đã chuyển về Việt Nam. Từ đó dẫn đến phán quyết của VIAC mà Vinalines là đơn vị thua kiện.   

Trên thực tế, bên cạnh việc xử thua kiện của Vinalines tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, thì trước đó VIAC cũng buộc Vinalines phải bồi thường cho nhà thầu thi công gói thầu 6B1 trong vụ tranh chấp với nhà thầu Hàn Quốc.

Trở lại với hợp đồng đã ký, vào tháng 10/2009, Vinalines và liên danh nhà thầu là SK E&C - Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) đã ký hợp đồng số 03/VP/2009/HĐ - HHVN thi công gói thầu số 6B1.

Hợp đồng xây dựng cầu tàu này có giá trị gần 1.000 tỷ đồng và được khởi công vào tháng 10/2009, dự kiến hoàn thành sau 20 tháng thi công.

Để thực hiện dự án, nhà thầu SK E&C, Hàn Quốc đã mua lô cọc thép 544 đoạn SPP và mang đến công trường (trước khi dự án bị dừng đột ngột để điều chỉnh chủ trương đầu tư vào năm 2012).

Phía SK E&C có đủ hồ sơ về khối lượng cọc thép được nhập về Việt Nam và khi hạng mục đó đã có xác nhận của tư vấn giám sát. Vì thế, đầu năm 2014, VIAC ra phán quyết buộc Vinalines phải trả hơn 65 tỷ đồng cho SK E&C.

Không đồng tình với quan điểm đó, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng ban Cảng biển (Vinalines), nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án hàng hải phụ trách cảng Vân Phong cho biết: “Chúng tôi không thể nhắm mắt ký hồ sơ thanh toán chưa hoàn thành, có thể dẫn tới sai phạm trong quản lý vốn, gây thất thoát tài sản của Nhà nước”.

Bên cạnh đó, đại diện Vinalines cũng cho rằng, chính SK E&C mới là bên vi phạm hợp đồng, khi nhà thầu này đã không thực hiện trách nhiệm thầu chính theo các quy định trong hợp đồng đã ký cũng như theo pháp luật Việt Nam về thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước.

Lô cọc ống thép nhà thầu này đưa đến công trường là sai quy cách, không có hồ sơ sản xuất, không tuân thủ hợp đồng về số lượng và giá cả. Bên cạnh đó, SK E&C không thực hiện quy định nghiệm thu khối lượng, khai thuế hàng tháng và ký đề nghị thanh toán.

Dù đưa ra cáo buộc như vậy, nhưng theo hội đồng xét đơn của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội thì “Vinalines không đưa ra được chứng cứ để chứng minh”. Từ đó, y nguyên phán quyết của VIAC.

Một chuyên gia ngành giao thông (xin được giấu tên) phân tích, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư, nhà thầu đã nghiên cứu rất kỹ luật Việt Nam. Ở trường hợp này, việc nhà thầu bỏ tiền mua vật liệu xây dựng, đã có xác nhận của tư vấn giám sát thì đương nhiên phải trả. Điều này là đúng với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, câu chuyện nhức nhối ở đây là về năng lực trọng tài, độ chính xác trong phán quyết. Đơn cử như tháng 1/2014, VIAC ra phán quyết buộc Vinalines phải bồi thường cho nhà thầu Hàn Quốc 47,9 tỷ đồng.

Nhưng chỉ một tháng sau đó (ngày 26/2), VIAC lại có quyết định sửa chữa văn bản trên và nâng số tiền Vinalines phải bồi thường lên thành 65,2 tỷ đồng, bao gồm các khoản lãi phát sinh. Chênh lệch giữa hai lần điều chỉnh là 17,1 tỷ đồng.

Cho dù Luật Trọng tài cho phép sửa phán quyết của trọng tài từ lỗi chính tả đến số liệu nhưng mức sai số lớn đến vậy khiến người ta có quyền nghi ngờ về năng lực trọng tài.

Lỗ hổng ở đây là Luật Trọng tài và nghị định hướng dẫn không quy định cho phép việc sửa chữa số liệu trong sai số ở mức độ nào mà chỉ quy định cho sửa do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.

Đó cũng có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến mức độ lựa chọn trọng tài kinh tế cho các tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam (chỉ chiếm 1% so với giải quyết tại tòa án, theo thống kê của Bộ Tư pháp).

Mặt khác, sự chậm trễ về thời gian của tòa Hà Nội khi thụ lý vụ này cũng là sai với quy định của Luật Trọng tài. Đại diện Vinalines có phản ánh, việc sau 6 tháng Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mới mở phiên xét xử vụ án kinh tế nhạy cảm này đã gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.

Bởi trong khi chờ xét xử, nhiều tàu của Vinalines đã bị tòa án Hàn Quốc ra trát bắt giữ, phải đóng tiền cọc hơn 70 tỷ đồng mới được giải phóng tàu. Đây cũng là bài học đắt giá cho Vinalines và các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Vneconomy.

TIN LIÊN QUAN
VINALINES CONTAINER CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN TẢI LOGISTICS HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (6/21/2017 4:27:44 PM)
Vinalines muốn giữ cảng, bán tàu (4/17/2015 10:28:23 AM)
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đừng ảo tưởng về Vinalines (4/15/2015 8:46:07 AM)
Vốn Nhà nước chỉ còn 36% tại Vinalines (3/20/2015 9:51:15 AM)
Lộ diện những đại gia ngàn tỷ thâu tóm Vinalines (2/9/2015 10:37:14 AM)
Vinalines xin Chính phủ cho bán hết cảng Quảng Ninh (1/23/2015 9:52:23 AM)
Vinalines được bán Cảng Hải Phòng cho nhà đầu tư ngoại (1/7/2015 9:21:56 AM)
Yêu cầu xử lý ngay ba con tàu của Vinalines để thu hồi công nợ (1/6/2015 9:47:55 AM)
Lỗ vận tải của Vinalines đã giảm quá nửa (12/18/2014 10:22:06 AM)
Vinalines rộng cửa thoái vốn tại cảng biển (12/17/2014 9:43:33 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Thêm mũi thi công đẩy nhanh dự án Luồng tàu biển vào sông Hậu (10/16/2014 11:31:32 AM)
Doanh nghiệp vận tải biển và cuộc "lột xác" mới (10/15/2014 10:21:48 AM)
Cảng vụ Hàng hải Nam Định tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định về tải trọng tại cảng biển (10/10/2014 9:37:44 AM)
Phó Cục trưởng Bùi Thiên Thu dự khai trương tuyến vận chuyển container từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh bằng tàu VR-SB (10/10/2014 9:36:18 AM)
Thái Bình: Tháo gỡ khó khăn trong phát triển vận tải biển (10/10/2014 9:34:48 AM)
Nguy cơ mất an toàn từ nghịch lý đan xen vùng nước (10/9/2014 9:52:46 AM)
Phó Cục trưởng Nguyễn Hoàng chủ trì họp trực tuyến về kiểm tra giám sát các tàu biển hạn chế hoạt động đúng vùng cho phép (10/8/2014 9:50:10 AM)
Khai thông tuyến vận tải thủy ven biển Bắc- Nam: Kéo cước vận tải đường bộ về giá trị thực (10/7/2014 11:02:11 AM)
Thống nhất phương án xây dựng cảng đón tàu du lịch từ 5.000 đến 6.000 khách (10/6/2014 9:45:21 AM)
Nương sóng nổi, chặn sóng ngầm (10/6/2014 9:43:11 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com