|
Pháp - cửa ngõ cho sản phẩm của Việt Nam sang các nước khác trong khu vực liên minh Châu Âu. Hiện nay Việt Nam tham gia đàm phán với EU về Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm từng bước giảm thuế nhập khẩu ở hai phía cho một số sản phẩm. FTA Việt Nam - EU ký kết sẽ có lợi cho cả hai bên. Khi đó Pháp có thể xuất khẩu hàng sang Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng từ Việt Nam dễ dàng hơn.
Về thương mại, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp đạt 2,16 tỷ USD, tăng 30,4% so với 2011, trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là điện thoại, các linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử,... Và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tại Pháp là 1,59 tỷ USD, tăng 31,9 % so với 2011. Trong đó mặt hàng chủ yếu nhập từ Pháp gồm phương tiện vận tải, phụ tùng, máy móc, thiết bị...
Tính đến hết tháng 3 năm 2013, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp đạt 502,15 triệu USD, tăng 18,37% so với cùng kỳ năm trước; trong đó riêng tháng 3 kim ngạch đạt 151,58 triệu USD, tăng 23,24% so với tháng trước đó. Mặt hàng điện thoại và linh kiện xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Pháp, chiếm 36,84% tổng kim ngạch, đạt 184,99 triệu USD, tăng 37,59% so với cùng kỳ; nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 16,7%, đạt 83,83 triệu USD, đạt mức tăng mạnh 243%; giày dép chiếm 7,33%, đạt 36,83 triệu USD, giảm 21%; hàng dệt may chiếm 6,07%, đạt 30,47 triệu USD, giảm nhẹ 0,04%.
Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Pháp 3 tháng đầu năm 2013
ĐVT: USD
Mặt hàng |
T3/2013 |
3T/2013 |
% tăng giảm KN T3/2013 so với T2/2013 |
% tăng giảm KN Quí I/2013 so với cùng kỳ |
Tổng cộng |
151.576.733 |
502.147.809 |
+23,24 |
+18,37 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
56.448.059 |
184.985.807 |
+15,20 |
+37,59 |
Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện |
23.096.282 |
83.833.843 |
+8,00 |
+243,06 |
Giày dép các loại |
11.082.425 |
36.827.186 |
+39,77 |
-21,10 |
Hàng dệt may |
7.424.405 |
30.474.713 |
+3,29 |
-0,04 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
6.617.466 |
28.215.238 |
+19,22 |
+4,80 |
Cà phê |
6.908.112 |
20.969.443 |
+34,35 |
+2,93 |
Hàng thuỷ sản |
6.658.704 |
20.024.010 |
+18,98 |
-22,84 |
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù |
4.101.120 |
11.567.205 |
+80,99 |
-7,21 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
3.487.248 |
10.533.472 |
+32,02 |
-8,88 |
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm |
4.351.546 |
10.299.687 |
+60,37 |
+2,01 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
3.202.220 |
8.495.929 |
+50,18 |
+235,95 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
2.627.394 |
7.715.528 |
+35,02 |
-1,28 |
Hạt điều |
1.279.962 |
2.555.071 |
+178,84 |
+62,82 |
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc |
824.458 |
2.551.213 |
+35,67 |
+5,15 |
Sản phẩm mây tre, cói và thảm |
575.960 |
2.266.708 |
+10,61 |
+52,41 |
sản phẩm từ sắt thép |
731.716 |
2.223.470 |
+220,09 |
-6,45 |
Hạt tiêu |
1.081.638 |
2.164.368 |
+34,33 |
+9,11 |
Cao su |
570.467 |
2.027.902 |
+48,58 |
-45,15 |
Sản phẩm gốm sứ |
311.353 |
1.675.665 |
+32,45 |
-11,55 |
Hàng rau quả |
631.997 |
1.548.450 |
+86,33 |
+9,63 |
Dây điện và dây cáp điện |
271.678 |
683.064 |
+244,61 |
-22,59 |
Gạo |
180.351 |
285.277 |
* |
+4,31 |
Trong lĩnh vực kinh tế, Pháp đang là nước dẫn đầu châu Âu trong cung cấp ODA cho Việt Nam. Tính đến nay, Pháp đã cung cấp cho Việt Nam 2,44 tỷ USD vốn ODA. Từ năm 1988 Pháp đã có dự án đầu tư vào Việt Nam và những dự án của Pháp tại Việt Nam đều được đánh giá cao. Đến hết quý I/2013, Pháp đứng vị trí thứ 16 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 383 dự án, tổng vốn đăng kí đầu tư là 3,1 tỷ USD.
Các lĩnh vực Pháp quan tâm và đầu tư tại Việt Nam gồm: thông tin và truyền thông (22%); sản xuất và phân phối điện, gas và nước (17%); công nghiệp chế biến (13%); nông nghiệp (6%); khách sạn và nhà hàng (6%); xây dựng (5%), các dịch vụ khác(19%).
Bộ trưởng Ngoại thương Pháp -Nicole Bricq cho hay, thời gian tới, Pháp sẽ đầu tư nhiều hơn để tiếp cận thị trường Việt Nam, đặc biệt là các ngành sản xuất và phát triển các sản phẩm xuất khẩu sang nước khác. Ngoài sản xuất, các doanh nghiệp Pháp cũng mong muốn tham gia vào một số dự án lĩnh vực cơ sở hạ tầng về vận tải, giao thông, hay xử lý nước tại Việt Nam.
Các lĩnh vực hai nước có thể hợp tác gồm: dược phẩm, tài chính, ngân hàng, mỹ phẩm, thời trang, đào tạo nhân lực và nông nghiệp...
Theo Phòng Thương mại Pháp tại Việt Nam (CCIFV), năm 2012 đã có 1.200 doanhh nghiệp SME của Pháp xuất khẩu sang Việt Nam. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Pháp phải đi ra khỏi lãnh thổ Pháp và Châu Âu để tìm các vùng đất mới có tiềm năng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh. Việt Nam được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng và cơ hội đối với doanh nghiệp Pháp.
Theo Bộ Công Thương
|